.status-msg-wrap { display: none; }
  • Latest News

    Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

    GIỚI THIỆU VỀ AEROBIC

    I) Aerobic là gì:

      Aerobic còn gọi là thể dục thẩm mỹ, được hiểu là tập hợp nhiều bài tập với các chuyển động cơ thể, bước chân theo nhạc với sự bắt nhịp của giáo viên hướng dẫn. Loại hình thể dục thẩm mỹ này trở nên rất phổ biến tại Mỹ trong thập niên 1980.
      Aerobic là các hoạt động thể dục với cường độ trung bình trong khoảng thời gian dài. Aerobic nghĩa là “có oxy” bởi nó liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.

    II) Lịch Sử: 
     ● Môn thể dục nhịp điệu được một bác sĩ phát minh ra cách đây gần 50 năm. Nó được nhiều người phát triển thêm và đến nay, aerobic không chỉ là các động tác thể dục mà là sự gắn kết giữa âm nhạc và khiêu vũ. Ngày nay, thể dục nhịp điệu đã trở thành một môn thể thao được ưa chuộng trên toàn thế giới, kể cả lứa tuổi trung niên.
      ● Các giải thi đấu aerobic thường xuyên được tổ chức tại các đơn vị cơ sở, trường học và tại thế vận hội. Aerobic khởi đầu từ Gym-jazz hay jazz-dance. Năm 1968, bác sĩ Kenneth H. Cooper thuộc quân đội Mỹ đã phát triển nó thành các hoạt động tập luyện để giữ thân hình săn chắc. Ông viết cuốn sách mang tựa đề Aerobic để điều chỉnh việc tập luyện với cường độ thấp nhằm mang lại lợi ích cho tim mạch, đồng thời phát minh ra trắc nghiệm thể lực gọi là Test Cooper (12 phút). 
      ● Đến thập niên 1970, một phụ nữ Mỹ tên Jackie Sorensen đã áp dụng các phát minh của K. Cooper vào khiêu vũ và sáng lập ra “Aerobic Dance”. Bà đã mở một chương trình truyền hình để đưa khái niệm aerobic-dance đến với mọi người và biến việc tập luyện thể thao trở thành một vũ điệu. Các năm 1970 cũng xuất hiện một khuynh hướng âm nhạc mới phát triển mạnh tại Mỹ, đó là Hip hop. Các chuyển động thân thể của vũ điệu này là nguồn gốc cho Break-dance và smurf, bên cạnh đó là sự phát triển của nhạc Rap. Tất cả đều có dự phần vào việc làm cho aerobic được giới trẻ ưa thích hơn. 
      ● Năm 1977, Jane Fonda đã phối hợp giữa nhạc và khiêu vũ trong tập luyện thể dục để tạo ra aerobic ngày nay. Năm 1991, từ “aerobic” lần đầu tiên được đưa vào tự điển “Petit Robert”. Từ thập niên 1980, Jane Fonda đã tham gia vào việc quảng bá môn thể thao aerobic bằng cách gắn kết với âm nhạc, khiêu vũ tạo thêm sự vui tươi, sinh động, kết hợp Hip hop, break-dance, Rap với các bài tập thể dục. Bà đã sáng tạo, biên soạn và phát hành tác phẩm “Jane Fonda’s workout book”, đưa ra một phương pháp mới trong rèn luyện thể lực aerobic trong nền nhạc gọi là Work out. Các đĩa VCD này hướng dẫn tập luyện tự chăm sóc sức khỏe và nhanh chóng trở thành một trong những đĩa VCD bán chạy nhất trên thế giới. Năm 1980, Hiệp hội Aerobic được thành lập tại Pháp, tiếp theo đó là Mỹ, Nhật. Năm 1990, Cúp Aerobic đầu tiên được trao tặng tại Pháp.
      ● Một nghiên cứu của Đại học Alabama (Mỹ) đã cho thấy, sau 12 tuần tập luyện, aerobic cải thiện được sức khỏe cho những người nhiễm HIV. Các nhà khoa học Phần Lan thử nghiệm 5 năm trên những người tình nguyện mắc bệnh tim mạch bẩm sinh và nhận thấy nhóm có tập luyện aerobic giảm 16% nguy cơ đột quỵ so với nhóm đối chiếu không hề luyện tập. Ở những người có tiền sử bệnh tim, nguy cơ này giảm tới 49%.
      ● Bên cạnh các ích lợi cho sức khỏe, aerobic còn rất được phụ nữ ưa chuộng vì giúp cho thân hình thon thả, loại bỏ những phần mỡ dư thừa của cơ thể. Hiện có các bài tập thích hợp cho nhiều đối tượng tập luyện kể cả phụ nữ mang thai như “Prime time workout”, “Stretch & stress reduction Program”, “Jane Fonda’s Workout for Pregnancy, Birth & Recovery”…



    III) Tác dụng của Aerobic:
    ● Tăng cường các cơ liên quan tới quá trình hô hấp.
     Tăng cường và làm khỏe cơ tim.
     Làm tăng các tế bào hồng cầu, tạo điều kiện cho oxy được cung cấp đến toàn bộ cơ thể.
    Tóm lại, các bài tập aerobic khiến chúng ta khỏe mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến vấn đề tim mạch. Hơn nữa, các bài tập aerobic cường độ cao như chạy bộ hoặc nhảy dây có thể khuyến khích sự phát triển của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở cả nam giới và phụ nữ.
    Ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe, aerobic cũng mang lại những lợi ích khác:
     Làm tăng khả năng dự trữ năng lượng dạng phân tử như chất béo và cacbohydrat bên trong các cơ bắp, giúp làm tăng tính bền bỉ.
    Tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến các cơ.
     Tăng khả năng đốt cháy chất béo trong quá trình tập luyện.
     Tăng cường tốc độ hồi phục cơ sau quá trình luyện tập cường độ cao.
     Tác dụng của aerobic là tác động tích cực đến hệ thống tuần hoàn và hô hấp (tim, phổi và mạch máu). Trong khi tập luyện các bài tập aerobic, một lượng tối đa oxy được chuyển hóa trong các cơ bắp. Điều này rất có lợi cho cả các hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hô hấp cũng như khả năng tách oxy và năng lượng rồi chuyển hóa chúng của hệ thống các cơ bắp.
    ● Để xác định được khả năng tối đa của aerobic, các chuyên gia vật lý trị liệu thường hướng dẫn các đối tượng của mình tập trên thiết bị chuyên dụng, trước tiên là đi bộ ở tốc độ thấp, rồi sau đó tăng dần cường độ với các quãng nghỉ được định trước.Mức độ dẻo dai của hệ thống hô hấp, tim mạch càng lớn, lượng oxy cần thiết cho các cơ tham gia vào quá trình tập luyện càng nhiều và bài tập càng dài mà vẫn không khiến người tập kiệt sức. Khả năng aerobic càng lớn thì mức độ phù hợp với aerobic càng cao.

    IV) Một số nhược điểm:

     Đối với những nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động thể lực chuyên nghiệp và tổng thể như vận động viên, cảnh sát, cứu hỏa... các bài tập aerobic đơn lẻ là không cân bằng. Đặc biệt, các bài tập aerobic thường ít tập trung vào sức mạnh cơ bắp, nhất là sức mạnh của các cơ phía trên thường bị lơ là. Một số người thường bị thương khi tập luyện một số dạng aerobic nhất định và vì thế cần phải chọn những hình thức tập luyện ít gây chấn thương hơn.
    ● Thực tế, aerobic không làm tăng tỉ lệ trao đổi chất như nhiều hình thức tập luyện nặng khác, và vì thế ít hiệu quả giảm béo. Tuy nhiên, hình thức tập luyện này thích hợp với những người ưa hoạt động thường xuyên, kéo dài và tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, hoạt động trao đổi chất của mỗi cá nhân cũng được tăng cường sau khi tập aerobic.

    ● Tập aerobic cũng làm giảm sự thèm ăn, nhưng lại giúp ngon miệng ở những người bị mắc bệnh biếng ăn vì quá trình tập luyện làm tăng lượng axít béo và đường trong máu nhờ thúc đẩy các mô giải phóng năng lượng dự trữ. Ngoài ra, quá trình tập luyện cũng có thể bị ảnh hưởng vì bị thiếu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động.
                                                                                      


                                                                                                Neoo(tổng hợp)
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: GIỚI THIỆU VỀ AEROBIC Rating: 5 Reviewed By: Unknown
    Scroll to Top